Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

PAUL ET VIRGINIE - cuốn truyện tình vượt thời gian, không gian


Cuốn truyện tình bất hủ này được sáng tác vào hậu bán thế kỷ thứ 18 vào năm 1787. Tác giả tên là Jacques-Henri Bernadin de Saint-Pierre (1737-1814), một người chuyên viết các bài nghiên cứu thiên nhiên. Ông khá thành công với chuyên đề này vì vào thời đó, rất nhiều người ưa thích các chuyện về cây cỏ, động vật và phong cảnh miền Nhiệt Đới mà ông mô tả. Truyện tình “Paul et Virginie” thoạt tiên cũng chỉ được coi như một đề tài phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu thiên nhiên, trong đó tác giả muốn đưa vào thiên nhiên có muôn hình muôn vẻ đẹp một mối tình thơ ngây dân dã. Không ngờ tác phẩm vừa ra đời đã nhận ngay được một thành công khó tưởng tượng nổi vì nó đã làm cho hàng ngàn hàng vạn các bà các cô khóc nức nở khi đọc hết. Vào lúc đó, cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến nữ giới khiến cho người ta cho vẽ các cảnh trong truyện vào bông tai vào vòng đeo tay, và người ta vấn tóc theo kiểu nữ nhân vật Virginie. Kể từ lúc ra đời đến nay, tác phẩm được in đi in lại không biết bao nhiêu lần, và điều kỳ dị là sự thành công lập đi lập lại mãi tới ngày nay cũng chưa dứt. Sách đã được in và dịch ra tại hầu như bất cứ nơi nào trên trái đất. Ở nước ta cũng có bản dịch lấy tựa là “Sống Thác Với Tình” khoảng vài ba chục năm trước.

TẠI SAO VÀ TRONG HOÀN CẢNH NÀO BERNADIN DE SAINT-PIERRE SÁNG TÁC RA TÁC PHẨM BẤT HỦ NÀY?
 


Năm 1765, ở tuổi 28, sau nhiều năm sống cuộc đời mạo hiểm phiêu lưu đây đó lung tung,Bernadin de Saint-Pierre kiếm được việc làm ở Ile de France, đảo này ngày nay là đảo Maurice. Tại đây chàng được nghe nói về chuyện chiếc Saint-Géran, một chiếc tàu Pháp bị đắm vì đụng đá ngầm nơi ven đảo. Trong số các hành khách có một thiếu nữ tên là Longchamps de Montendre ....... Đây chỉ là một chuyện tác giả được nghe kể lại, do đó chẳng ăn nhằm gì tới nhân vật Paul và Virginie, hoặc hai nhân vật khác không kém phần quan trọng là bà De la Tour và bà Marguerite của thiên truyện. Tác giả cho rằng đây cũng chỉ là một tác phẩm nghiên cứu thiên nhiên trong đó ông có mô tả “một vùng đất đai, cây cỏ khác với đất đai cây cỏ ở Châu Âu” và tô điểm thêm bằng một mối tình ngây thơ dân dã, vì ông cho rằng: “các tác giả khác đặt các nhân vật trong các thiên truyện diễm tình của họ “trên bờ suối, trong đồng nội, hay dưới các rặng hoa” tại sao ta lại không đặt các nhân vật của ta trên bờ biển, dưới chân các rặng núi đá, dưới bóng dừa, hoặc dưới những tàu lá chuối và những cây chanh đang trổ hoa”.
Bernadin de Saint-Pierre kể rằng khi còn ở Ile de France, ông ta thường đi dạo chơi ở sườn phía đông của một ngọn núi đứng sừng sững sau cảng Port-Louis. Một ngày kia trong lúc rong chơi ông bỗng lưu ý tới hai túp lều đổ nát nằm trên một mảnh đất trước kia được cầy cấy. Nơi này được ông ưa thích và thỉnh thoảng lại trở lại chơi; cũng tại đây ông đã gặp một cụ già có nét mặt “quý phái và hiền từ”. Ông cụ này có quen biết với những người trước kia ở trong hai túp lều hoang và kể cho tác giả nghe câu chuyện của họ như sau:
“Vào năm 1726, một người trẻ tuổi tên là De la Tour, tuy thuộc một gia đình giàu có, nhưng lại rất nghèo đến sinh sống ở đây với người vợ trẻ. Người này không hiểu vì lý do gì bị gia đình chối bỏ không giúp đỡ, nên rất buồn và chỉ một thời gian sau đã từ trần để lại người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu lòng. Bà De la Tour và người hầu gái da đen liền rút về nơi hoang vắng này, và ở chính nơi đây, nơi có hai túp lều hoang này, bà đã gặp được bà Marguerite, một nạn nhân khác của định mệnh; bà này bị một gã sở khanh thấy bà ta là một thôn nữ người xứ Breton hiền lành nên đã tặng bà một chú nhỏ rồi quất ngựa truy phong. Gặp nhau trong cảnh khổ hai người trở thành đôi bạn thân thiết; với thời gian tình cảm ngày càng gia tăng của họ chỉ có thể so sánh với sự quyến luyến ngày càng sâu đậm giữa hai đứa con của họ: Paul và Virginie. Được sống gần nhau và được nuôi dưỡng như hai anh em, cặp thiếu niên này khi lớn lên thấy rằng họ không cần gì hơn là niềm vui được sống bên nhau. Rồi vào đúng lúc Virginie cảm thấy biết yêu thì vị Thống Đốc của hòn đảo, ông De la Bourdonnais cho biết là ông nhận được một lá thơ của một bà cô đã già của bà De la Tour, vì thấy mình gần đất xa trời nên muốn cháu gái mình là Virginie về ở với mình. Ông Thống Đốc cố thuyết phục Virginie nên đi trong lúc nàng thoái thác; nàng không muốn rời xa Paul và gia đình. Nhưng ông Thống Đốc và ông cha sở có một ảnh hưởng quá lớn khiến Virginie đành phải chịu về Pháp. Vào lúc đó người ta sợ Paul phát điên, phát cuồng lên. Sau khi người yêu đi rồi, chàng buồn bã trở lại tất cả những nơi chốn hai người thường gặp nhau, nhất là dưới những gốc dừa được trồng ngày họ mới chào đời và vẫn được họ coi như biểu tượng cho mối tình của họ. Thơ từ Virginie gứi về cho thấy nàng càng ngày càng gặp nhiều điều khó khăn. Cuối cùng, vài tháng sau đó, Virginie cho biết nàng không còn chịu đựng nổi, đã cãi vã với bà cô và đã bị bà từ bỏ không cho hưởng gia tài. Nàng hân hoan báo tin sẽ trở lại đảo. Paul sung sướng đến gần phát điên, chàng ra bờ biển chờ đón con tàu sẽ mang trả tình yêu về cho mình. Định mệnh trớ trêu thay, vào lúc tàu gần về tới bến, một cơn giông bão lớn bỗng nổi lên. Biển động dữ dội, gió rít xé trời làm trái tim những người đang chờ đợi ứa máu. Và rồi tấm thảm kịch đã xảy ra, vô phương cứu chữa, vì con tàu đã chìm nghỉm. Virginie đã bị sóng nhận chìm ngay trước mắt những người đang rộng vòng tay tưởng đã nắm bắt được bóng hạnh phúc. Kể đến đây ông già phúc hậu đã không cầm được nước mắt khi cho biết kết thúc bi thảm của hai gia đình hiền hòa đạo đức đó: Paul vì không chịu nổi niềm đau nên một thời gian sau đã bịnh và chết theo Virginie – một thời gian ngắn sau cái chết của Paul hai bà mẹ cũng theo nhau qua đời”.
Tuy đã được coi như một tác phẩm cổ điển, cuốn Paul et Virginie vẫn còn được nhiều người yêu thích, và có thể sẽ mãi mãi được những người hiền hòa trên đời này tìm đọc.
Tác giả Huỳnh Nhật Anh

Nguồn: http://yume.vn

Nét văn hóa của người Giáy ở Mường Vi

Trong truyền thống, người Giáy cư trú dọc thung lũng sông Hồng đến thượng nguồn sông Chảy đều cấu tạo từ đá cổ. Hệ thống sông, dòng chảy chằng chịt tạo thành những con đường thuỷ, giúp con người có thể đi lại trên sông nước. 



Họ dùng thuyền, mảng làm phương tiện đi lại trên sông, bởi nơi cư trú của họ là cả một vùng đồi núi rậm rạp, chỉ có các lối nhỏ đường mòn đi lại rất khó khăn, nên việc đi lại trên sông nước là thuận lợi hơn đối với họ. Quá trình dịch cư người Giáy ở Mường Vi nên phương tiện đi lại của họ không trên sông nước nữa, do địa hình có nhiều núi đá, suối và khe, nhưng đổi lại, hệ thống đường bộ cũng tương đối thuận tiện, nên họ chủ yếu là đi bộ và cưỡi ngựa. Một số con suối có dòng chảy ngang đường, họ bắc cầu tre, xây đập để đi lại. Mặc dù, thuận tiện hơn trước, nhưng việc đi lại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.    

     
     
Xưa kia, người Giáy đóng thuyền, đóng mảng, chèo thuyền làm phương tiện đi lại trên sông và việc trao đổi mua bán cũng diễn ra trên sông nước.
Với nền kinh tế tự cấp, tự túc khép kín hoàn toàn, thủ công gia đình của người Giáy có vai trò đảm bảo cung cấp các vật dụng thiết yếu cho trồng trọt, sinh hoạt gia đình, tế lễ, hội. Tổ chức sản xuất tiêu thụ hoàn toàn mang tính tự phát của từng gia đình và chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu trong gia đình là chính. Sản phẩm làm ra, đôi khi được đem trao đổi, nhưng thường chỉ trong nội bộ cộng đồng. Tuy vậy, tính mua bán hàng hoá của họ rất mờ nhạt, gần như chưa xuất hiện. Trước kia, việc trao đổi mua bán của người Giáy là vật đổi vật, chưa xuất hiện trao đổi buôn bán (tiền - hàng - tiền). Ngày nay, đồng tiền đã xuất hiện, hình thức vật đổi vật vẫn tồn tại ở người Giáy, họ trao đổi với nhau mớ rau, con gà, lít rượu... Việc trao đổi buôn bán của đồng bào người Giáy nay có phát triển, các mặt hàng cũng  khá phong phú. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố thông thương qua biên giới Việt - Trung, cũng như giao lưu buôn bán với các dân tộc khác, đặc biệt là với người Kinh.



Nếu như trước kia, người Giáy đóng thuyền, đóng mảng làm phương tiện đi lại trên sông, thì ngày nay người Giáy đi bộ và cưỡi ngựa, việc trao đổi mua bán của họ diễn ra ở chợ. Và nếu chợ không nằm trên địa bàn xã thì mỗi lần muốn đi chợ là họ phải đi bộ, cưỡi ngựa ít nhất nửa ngày mới tới chợ. Hiện nay, ngoài đi bộ, cưỡi ngựa thì hầu hết trong các gia đình người Giáy ở Mường Vi cũng có xe máy để đi lại. Nếu việc mua sắm, như đồ cưới, vật dụng của nhà hay của làng họ đi xe máy lên chợ huyện, hay lên chợ thành phố Lào Cai để mua sắm.


Đến phiên chợ, người Giáy lại rủ nhau đi chợ, lúc đó những đồ dùng, vật dụng trong gia đình không dùng hết họ lại mang đi bán như: Thóc, ngô, khoai, sắn, rượu, gà,... lấy tiền để mua mắm, muối, mỡ... nhưng có khi họ đi chợ không để mua bán gì mà chỉ để chơi chợ, gặp bạn bè.
Xa chợ, giao thông đi lại khó khăn, nhưng chính những cái không thuận lợi ấy lại giúp người Giáy ở Mường Vi mở mang, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với nhiều người. Mục tiêu của người Giáy ở Mường Vi: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", tiếp nhận những tinh hoa, những nét văn hoá của đồng bào khác mang về để làm đẹp văn hoá cho gia đình và cho thôn, bản./.
(Nguồn: Báo lào Cai)

Tết Việt xưa và nay


Tự bao giờ, Tết Nguyên đán đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt bởi nó là thời điểm linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa xuân tràn trề nhựa sống, vạn vật sinh sôi. Thời hiện đại, phong tục đón Tết cũng có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Ngày trước, khi đời sống còn thiếu thốn, việc đón Tết đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, được chuẩn bị hàng tháng trời. Nào là chăm sóc mấy bụi dong, bụi chuối để chuẩn bị lá gói bánh chưng, bánh tét; nào là vỗ béo đàn gà để dành giết thịt, dành riêng loại gạo và đậu ngon nhất để gói bánh hay chuẩn bị tiền mua sắm quần áo cho bọn trẻ. Đầu tháng Chạp đã tất bật nén một vại dưa hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn dẹp nhà cửa.



Nhà nhà quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét đón giao thừa trong tiết xuân se lạnh. Cây nêu dựng trước sân, câu đối đỏ treo trước hiên nhà hay tràng pháo chuột đuổi tà ma hay hội làng với thật nhiều trò chơi thú vị như chọi gà, bài chòi, cờ người… làm nên một cái Tết thật rộn ràng. Mùa xuân lấp lánh còn hiển hiện trên ánh mắt hân hoan của bọn trẻ con được mặc áo mới và nhận phong bao lì xì đỏ chót đầu năm hay trên gương mặt rạng rỡ của những bà mẹ sáng mùng Một Tết khi nhìn thấy bàn thờ tươm tất, mâm cơm thịnh soạn khác hẳn ngày thường.    
Tết nay, ta nhận ra có ít nhiều sự khác biệt khi việc sắm Tết của các bà nội trợ có phần nhẹ nhàng và thong thả hơn. Không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị, chỉ cần dạo quanh một vòng siêu thị hay đi chợ vào những ngày giáp Tết hay thậm chí là một cú click chuột, mọi thứ đã sẵn sàng để cả gia đình đón xuân vui vẻ, đủ đầy. Các vị nội tướng thời nay cũng ít lâm vào tình cảnh phờ phạc chuẩn bị quá nhiều mâm cao cỗ đầy để cúng kiến tổ tiên mà có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi hơn.



Đời sống ngày càng phát triển, khái niệm “ăn Tết” đã được thay thế dần bởi cụm từ “nghỉ Tết, chơi Tết” nên mọi người có nhiều sự lựa chọn phù hợp cho mùa xuân của mình. Có gia đình chỉ sau ngày mùng Một cúng gia tiên xong xuôi là kéo vali đi du lịch để khám phá, xả stress và hào hứng vui chơi. Có người lại chọn cung đường Đông Bắc, Tây Bắc lộng gió để cùng các “phượt tử” đắm mình giữa vườn hoa xuân tuyệt đẹp và mang chiếc áo ấm nghĩa tình, chút bánh kẹo miền xuôi cho lũ trẻ vùng cao còn nhiều thiếu thốn.  



Điều đáng quý là ta vẫn tìm thấy nhiều phong tục đẹp mà cha ông đã lưu truyền từ đời này sang đời khác. Dù sống trên quê hương hay phiêu bạt khắp năm châu, Tết luôn là dịp hậu thế thể hiện lòng thành kính, tri ân và nhớ về tổ tiên. Vì thế, vào thời khắc giao thừa và sáng mùng Một Tết, gia đình nghèo khó hay giàu sang đều cố gắng sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn dâng lên ông bà, mong phù hộ cho một năm mới bình an, vạn sự như ý. Ngày 23 tháng Chạp, dù bận bịu thế nào, các gia đình cũng dành thời gian đi chợ mua sắm mũ, áo giấy và cá chép để cúng ông Công, ông Táo.
Xuất hành, hái lộc là các phong tục vẫn còn gìn giữ đến ngày nay. Đến đền chùa, người ta thường mang về một cành cây nhỏ để mang “lộc” về cho cả nhà. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt mùa xuân.
Người Việt vẫn giữ nếp chúc Tết nhau mỗi độ xuân về, để mời nhau chén trà xuân cùng những ước vọng tốt đẹp nhất. Con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng thắp hương cho tổ tiên và chúc tết ông bà, cha mẹ và lì xì mừng tuổi cho trẻ con ngoan ngoãn, chóng lớn. Nhà nào cũng phải có một chậu mai vàng hay cành đào, hoa cúc trước sân để chuẩn bị đón Tết. Miền Bắc thường chọn cành đào để cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà bởi màu đỏ có quyền lực trừ ma và là lời chúc phúc. Miền Trung và miền Nam lại chưng mai vàng vì màu này tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển. Đặc biệt, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng, sum suê biểu tượng cho sự sinh sôi, thịnh vượng luôn đặt tại vị trí trang trọng nhất nhà.




Mỗi độ Tết đến, từ Bắc chí Nam, hễ nơi đâu có thầy đồ là có những người xin chữ thành tâm. Thư pháp ngày nay ngoài chữ nho còn có thêm chữ quốc ngữ nên khách du xuân tha hồ lựa chọn những câu chữ hay nhất để treo trong nhà. Ngày Tết Việt cũng vì thế mà thêm phần linh thiêng, đậm đà bản sắc.
Thái Khang
Nguồn: http://www.vietravel.com.vn

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Chìm trong rượu, co ro trong rét



(Dân trí) - Cái lạnh đã tạm giảm bớt khi ánh nắng chói chang chiếu xuống Sa Pa, nâng dần nền nhiệt độ. Phong cảnh kỳ thú tan chảy, lộ dần cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn đang co ro vì lạnh.
Ở Nậm Sài, nơi cách thị trấn không xa, người dân vẫn phải trốn rét bên bếp lửa. Đồng bào người Phù Lá ở đây vốn hay uống rượu, cái lạnh se sắt càng đẩy họ đến với chén rượu nhiều hơn.


Bản Nậm Sang với vài chục ngôi nhà làm bằng phên vầu ọp ẹp là nơi che trú của 55 hộ dân người dân tộc Phù Lá. Quá nửa số dân thường xuyên thiếu gạo ăn lúc giáp hạt.


Một ngôi nhà đặc trưng của người Phù Lá ở bản Nậm Kéng, một tộc người ít nhất của huyện Sa Pa.


Vách nhà làm bằng phên vầu không hở hoác quây lấy ngôi nhà trống trơn chẳng có thứ đồ đạc nào giá trị.
Trong đợt rét vừa rồi, người Phù Lá lại càng co cụm lại bên chén rượu, tạm quên đi những cơn gió ào ạt như táp vào ngôi nhà trống trải.

Đàn ông trong bản đang tụ tập bên bếp lửa khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp. Người Phù Lá trước đây vốn quen với lối sống du canh du cư, bản năng sinh tồn liên tục được thử thách đã giúp họ quen dần với khắc nghiệt của thiên nhiên.

Một đôi vợ chồng đang ngồi sưởi bên bếp lửa. Người chồng đã "xỉn" rượu khi anh ta uống từ lúc ngủ dậy. Người Phù Lá ở đây uống rượu nhiều, cho dù thiếu gạo ăn lúc giáp hạt nhưng rượu vẫn có. 


 
Một phụ nữ đã say rượu nằm ngủ ngoài đường trong cái rét tím tái ở bản Nậm Sang.



Xã Nậm Sài là một trong những nơi nghèo nhất của huyện Sa Pa, vì thế nơi đây thu hút khá nhiều các tổ chức mang quà từ thiện đến giúp người dân. Trong ảnh là chị Xèn Thị Lai thôn Nậm Sài vừa được nhận một chiếc vô tuyến, là món quà của một tổ chức tặng trong đợt giá lạnh vừa qua.




Một phụ nữ nựng đứa cháu đang khóc ngặt đòi mẹ, trước đó bà đang ngồi trong cuộc uống rượu với những người cùng bản.



Người Phù Lá cũng có khá nhiều nghề thủ công như thêu thùa, đan lát nhưng nó đang mai một vì cho thu nhập không cao, họ chỉ làm khi thật rảnh rỗi công việc đồng áng.
Hữu Nghị

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

KHÁM PHÁ CHỢ PHIÊN CÁN CẤU


Không quá “thương mại” như Sapa, cũng không quá ồn ã đông đúc như Bắc Hà, chợ phiên Cán Cấu mang lại cho người khách phương xa những cảm xúc rất kỳ lạ, chân thật, nhẹ nhàng nhưng hết sức quyến rũ.

Họp chợ Cán Cấu phần lớn là người Mông, người Giáy ở xã Cán Cấu (Simacai - Lào Cai), với một phiên duy nhất vào thứ 7 hàng tuần.
Vén màn sương mù dày đặc trên con đường đèo quanh co, mải ngắm những ruộng lúa đang chuyển mùa vàng xanh ấm áp, chúng tôi ngỡ ngàng khi chợ Cán Cấu bất chợt hiện ra ven đường, cạnh cột cây số Simacai 10km.



Đường lên chợ Cán Cấu quanh co trong màn sương mịt mùng và khung cảnh rừng núi hùng vĩ ngút tầm mắt
Trên triền, dưới thung, người ta mua bán, mặc cả, trò chuyện nhẹ nhàng như sợ đánh thức cả rừng núi dậy. Âm thanh, mùi vị độc đáo chỉ có ở những phiên chợ vùng cao khiến những ai qua đây đều không cầm được lòng mà vội bước vào, để rồi khi bước ra thì đã thấy ngất ngây, không biết vì chén rượu ngô vừa nhấp hay vì say ánh mắt, nụ cười của những thiếu nữ trong buổi chợ.




Như mọi phiên chợ vùng cao khác, chợ Cán Cấu là nơi những người dân tộc thiểu số tới để trao đổi hàng hóa, mua bán những vật dụng cần thiết. Hoặc thảng không mua bán gì, người ta chỉ đơn giản đến “chơi” chợ

Không chỉ phong phú về nông thổ sản, chợ có những khu vực riêng dành cho dụng cụ lao động, vải vóc, thổ cẩm hay góc chỉ dành cho ăn uống



Mẹt, dao, cuốc,... là những vật dụng được mua nhiều nhất để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày


Ớt khô được kết thành từng chùm đẹp mắt - đặc sản riêng của chợ Cán Cấu. Ngoài ra nơi đây còn rất nổi tiếng với thảo quả, mía, lá thuốc...



Chợ ngựa nằm lặng lẽ một góc trên triền núi, những chú ngựa thồ dường như đang nghỉ ngơi sau một chặng đường dài đến chợ


Chợ trâu được ưu ái dành hẳn một khoảng đất rộng, với người làm nông thì đây quả thực là một món tài sản rất lớn.


Cùng ngắm, cùng bàn luận về những con trâu to khỏe nhất


Người phụ nữ Mông đang chờ bán nốt con lợn cắp nách cuối cùng



Khu ăn uống bao giờ cũng đông đúc nhộn nhịp. Những món ăn được ưa thích nhất là phở, mì, các loại bánh rán nóng hổi...


Ngoài ra còn có rất nhiều loại bánh làm từ ngô, sắn, bột nếp lạ từ cái tên đến hương vị



Rực rỡ sắc màu thổ cẩm


Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn đậm màu sắc truyền thống, dường như ít chịu ảnh hưởng
của sự “đô thị hóa” như một số chợ phiên vùng cao khác



Để đến chợ với những sản vật tốt nhất, những bộ quần áo đẹp nhất, họ đã phải chuẩn bị từ rất nhiều ngày trước đó


Nét hồn nhiên đáng yêu của những đứa trẻ Cán Cấu



Đôi vợ chồng trở về sau phiên chợ

(Nguồn: Yume)

Những điều cần nhớ khi khăn gói lên vùng cao




Những ngày cuối thu, khi Tây Bắc rực rỡ với nắng và hoa cũng là lúc dân phượt tứ phương kéo nhau ngược dòng khám phá.
Dưới đây là một số những lưu ý về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc ít người cho bạn trước khi thực hiện hành trình du lịch đến với miền đất Tây Bắc.
Không vào làng, bản khi thấy trên đường có cắm "lá cây xanh" hoặc cắm "cọc dấu". Vì dân làng (hoặc chủ nhà) đang kiêng người lạ đến.
Khi đã đến với dân làng (hoặc trong nhà dân) cần lưu ý những điểm sau:

Thiên nhiên:


+ Không vào khu rừng kiêng, rừng cấm.
+ Không làm mất vệ sinh nơi có nguồn nước sinh hoạt.
+ Không chặt phá cây đã được đánh dấu.
+ Không lấy măng, mộc nhĩ, tổ ong khi đã có người khác đánh dấu sở hữu.
+ Không bẻ mầm non dang mọc.


Trong nhà: 

 
+ Khách lạ không được đi thẳng một mạch từ (cầu thang lên nhà) đầu nhà vào bếp trong - thường có 2 bếp, 1 bếp ngoài dành cho khách.
+ Không ngồi vào cửa sổ gian tiếp khách.
+ Không ngồi ngay vào đệm ngồi khi chủ nhà chưa mời (thường dành cho bề trên và khách quý).
+ Không ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm (nếu chủ nhà không mời).
+ Không ngồi trước và quay lưng vào bàn thờ.
+ Khi uống rượu cần phải mời mọi người xung quanh, không nên cầm uống ngay.
+ Không gắp đầu gà chân gà, gan gà trước khi chủ nhà mời (thường để chung một đĩa với dụng ý để khách chứng kiến lòng thành của chủ nhà)
+ Không nên chụp hình thẳng vào mặt mọi người trong nhà khi ăn


Khi ngồi cạnh bếp lửa:


 
+ Không được dùng chân đẩy củi vào bếp.
+ Không được đút ngược ngọn tre, luồng, cây củi và bếp (quan niệm đẻ ngược).
+ Không nướng cơm, đồ (xôi) vì quan niệm mất mùa.


Khi đi ngủ:

 
- Không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà (chỉ người chết mới được nằm như vậy).
- Không nên mắc màn trắng vì lộ liễu
- Không được ngủ dưới bàn thờ. Người dân vùng cao rất thân thiện và cởi mở, nhưng nếu không rõ những phong tục tập quán của họ, bạn rất dễ làm mất đi những cảm tình của dân bản dành cho bạn mà bạn đang muốn gây dựng để cuộc đi chơi của bạn nhiều thú vị hơn.
Chúc bạn có những chuyến đi tuyệt vời!

(Nguồn Zing News)


I AM SO SORRY


A woman says that she and her husband were snuggled together on the floor one chilly winter evening watching television. During a commercial break, she says he reached over and gave her foot a gentle squeeze.
“Mmmmm,” she said. “That’s so sweet.”
“Actually,” he admitted sheepishly, “I thought your foot was the remote.”1
We all like to be cared for. We love caring people. We appreciate when someone cares enough to respond to our need.
A Caring Heart
A pastor tells a story: “I stopped at the local library one day to pick up a book I wanted. Afterward, as I was driving out of the parking lot, a filthy, scraggly man in ragged clothes pushing a shopping cart filled with what looked to be nothing but junk shambled across the lot exit. As I waited for him to complete his passage, the front wheels of his cart caught on a crack in the pavement and tipped over. I heard some glass shatter as the contents spilled out. This mishap occurred right in the middle of the exit, so there was no way I could get out of the lot until the man picked up his stuff and moved on. But clearly, that wasn’t going to happen quickly because he seemed to be in a kind of daze and was moving as if he didn’t quite know what to do. So I sat there in my car, drumming my fingers impatiently on the steering wheel, getting more annoyed by the second.
“Just then, however, the young woman who was in a car behind me got out and walked past my car to where the man was. In sharp contrast to him, she was nicely dressed, well groomed and appeared to be in full command of her faculties. I wasn’t close enough to tell, but I was pretty certain she smelled a whole lot better than he did, too.
“As I watched, she bent down and began helping this poor man put his items back into his cart, and she continued until everything was loaded. She then helped him get his cart past the crack in the pavement, and he resumed his shuffle down the street.
“I have to tell you that never in my life have I felt more like the Levite and the priest who passed by on the other side while the Good Samaritan, in the form of this young woman, helped the downtrodden guy at the roadside. And here’s the irony: The book I had come to the library to get was one I wanted to consult for a sermon I was working on. But in that parking lot, I saw a much better sermon played out in front of me.”2
We don’t know if that young woman was a church person, a Christian or a Catholic. But we know she has a true caring heart. I am sure she would feel joy in her heart because she cares. She cares enough to take actions to help that poor man. The pastor, on the other hand, has felt remorse and ashamed because he was not care enough. He has to say, “I am sorry! He missed the opportunity to attend to the needs of that poor man.”
The Rich Man
The parable of a rich man and a beggar named Lazarus is a great lesson that Jesus wants us to learn. He wants us to learn to be caring people. Caring people have caring heart. They care enough in order to take actions to help people in need. A caring heart will help us to avoid damnation. The rich man is condemned neither because he is rich nor because he is bad, cruel, violent or evil. He is condemned because he is lack of love for the poor hungry man lying at the door of his house. He walks by Lazarus, the poor man, every day. He, however, does not show any sign that he cares. He just ignores this poor man, Lazarus. We can say that this rich man does not have a heart for the poor. He just doesn’t care about the poor man. He does not offer any assistance. 
The main message for us is to be concerned about the hungry, the sick, the poor and to respond to their needs. Jesus is very clear about this in Matthew 25:31-46 as well. At the last judgment, he will judge us according our attitude toward the poor, the hungry, and the sick. He will remember the food we give to the hungry; the drink we give to the thirsty; the clothes we give to the naked; the help we give to the homeless; and the care we give to the sick etc.
The parable does not say what the poor man did in this life in order to be in heaven except that he was poor and received what was bad. He might accept his fate without complaints. But the parable is clear about the reason for the rich man to be suffering torment in flames. The rich man is in misery. He is suffering the fire of hell. Hell is a place for the loveless, careless, hard-hearted, and cruel people. In hell, he cries out for mercy, but it is too late for him. No repentance is possible after death.       
The Chasm
Because of his unconcerned for the poor man, the rich man has established a chasm between him and Lazarus in this life. This chasm also follows him after he dies. He had not built a relationship with the poor man on earth; he also would not have any relationship with the poor man after death. There is a great chasm between them, and it is uncrossable. Lazarus cannot help him.
Interestingly, the rich man shows some sign of care now. He begs father Abraham, “Then I beg you, father, send Lazarus to my father’s house, for I have five brothers, so that he may warn them, lest they too come to this place of torment.”
Abraham replies, “They have Moses and the Prophets; let them listen to them.”
“No, father Abraham, says the rich man, “but if someone from the dead goes to them, they will repent.”
Abraham firmly says, “If they do not listen to Moses and the Prophets, they will not be convinced even if someone rises from the dead.”
Jesus has risen from the dead. His message has been proclaiming for the last 2000 years. Many people still do not listen. Hell is avoidable if we take Jesus’ words to heart. Hell is avoidable if we begin to build relationships with the poor and the needy people around us. Hell is avoidable if we care for the needy people around us. We can train ourselves to become caring people. When we care, we will see the need of others. The rich man does not see the need of the poor man because he does not care. We can train our eyes to see and recognize people who are in need. Once we see their needs, we also need to take actions to respond to their needs. We must care enough to act.
I Heard My Brother Crying
Some years ago in a small village in the Midwest, a little twelve-year old girl named Terri was babysitting her little brother. Terri walked outside to check the mail. As she turned back from the mailbox, she couldn't believe her eyes. The house was on fire. So very quickly the little house was enveloped in flames. 

Terri ran as fast as she could into the flaming house only to find her baby brother trapped by a burning rafter which had fallen and pinned him to the floor. Hurriedly, Terri worked to free her brother. She had trouble getting him loose as the flames were dancing around their heads. Finally, she freed him. She picked him up and quickly took him outside and revived him just as the roof of the house caved in. 

By this time, firemen were on the scene and the neighbors had gathered outside the smoldering remains of the house. The neighbors had been too frightened to go inside or to do anything to help, and they were tremendously impressed with the courage of the twelve-year old girl. They congratulated her for her heroic efforts and said, "Terri, you are so very brave. Weren't you scared? What were you thinking about when you ran into the burning house?" I love Terri's answer. She said, "I wasn't thinking about anything. I just heard my little brother crying." 

Let me ask you something? How long has it been? How long has it been since you heard your brother or sister crying? How long has it been since you stopped and did something about it? 3

Rev. John Kha Tran
---------
1. Straight Talk (Dallas: Word Publishing, 1991, p. 124).
2. Homiletics. Sept/2010 pp.28-29.
3. James W. Moore, Collected Sermons, ChristianGlobe Networks, Inc.

http://nguoitinhuu.com


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Video: hát Xẩm "Hiếu Tự Ca"



Tại đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 11 được tổ chức tại giáo phận Thái Bình ngày 27 - 28 tháng 11 năm 2013, đoàn giới trẻ giáo phận Phát Diệm đã đóng góp một tiết mục hát Xẩm. Những người con của quê hương nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu đã trình bày bài "Hiếu Tự Ca". Đây là bài hát được chuyển thể từ tác phẩm "Hiếu Tự Ca" của cha Phêrô Trần Lục (Cụ Sáu) nói về việc răn dạy đạo hiếu cho con người theo cái nhìn Kitô giáo. Dưới đây là video tiết mục nói trên.


Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Ngôi sao Giáng sinh – huyền thoại và sự thật

Bạn có để ý rằng một trong những hình tượng được trang trí nhiều nhất trong mùa Giáng sinh là các ngôi sao không? Ngôi sao được đặt trên ngọn cây thông Noel, trên đỉnh Nhà thờ với các chùm đèn hoa tỏa xuống như ban phước lành cho mọi người; và mùa Giáng sinh cũng còn được gọi là “mùa sao sáng”. Đó chính là biểu tượng của ngôi sao Giáng sinh, còn gọi là ngôi sao Bethlehem.  

Huyền thoại …
Kinh Thánh (Matthew 2: 1-10) viết rằng:

Khi Chúa Jesus giáng sinh ở Bethlehem, dưới thời vua Herod, có ba nhà thông thái từ phương đông đi sang Jerusalem gặp Herod và hỏi nhà vua: “Xin Ngài cho biết vua của người Do Thái (tức là Jesus) được sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao sáng của nhà vua ấy xuất hiện ở phương Đông nến muốn đến đó để tôn vinh nhà vua”. Vua Herod và mọi người trong thành Jerusalem lúc ấy đã rất ngạc nhiên và bối rối trước câu hỏi của các nhà thông thái. Herod đã triệu tập tất cả các thầy tu và các nhà thông thái trong thành Jerusalem, yêu cầu họ dự đoán nơi mà Jesus sẽ được sinh ra. Họ bảo cho Herod biết rằng, theo dự đoán của một nhà tiên tri thì Jesus sẽ giáng sinh tại Bethlehem, thuộc nước Do Thái (nước Israel ngày nay). Thế là Herod chỉ đường cho 3 nhà thông thái đến Bethlehem để tìm hài nhi vừa giáng sinh, và dặn rằng khi tìm được thì báo cho Herod để ông cùng đến tôn vinh Jesus. Sau đó, ba nhà thông thái lên đường, đi theo hướng của ngôi sao sáng mà họ đã nhìn thấy. Ngôi sao ấy luôn ở phía trước họ, dẫn đường cho họ đến Bethlehem và cuối cùng ngôi sao dừng lại ngay đúng ở nơi mà Jesus đã giáng sinh.
Ba nhà thông thái và cuộc hành trình theo ngôi sao Giáng sinh

… và sự thật
Ngôi sao giáng sinh thực chất là gì, hay đó thực sự là quyền năng của Chúa? Suốt nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã cố tìm cách lý giải sự xuất hiện của ngôi sao giáng sinh. Nhiều giả thiết đã được đưa ra, và cuối cùng, người ta đã xác định được thực chất của ngôi sao giáng sinh.
{loadposition article}
Muốn biết được ngôi sao giáng sinh thực chất là gì, trước tiên cần phải xác định khoảng thời gian mà Jesus ra đời, rồi từ đó tìm kiếm các sự kiện thiên văn xảy ra trong khoảng thời gian ấy để tìm ra sự kiện giống với mô tả trong kinh Thánh. Cho đến nay, các nhà sử học vẫn chưa thống nhất với nhau về thời gian mà Jesus ra đời, chỉ có thể biết đó là khoảng năm thứ 8 đến năm thứ 1 trước Công nguyên (TCN). Tuy nhiên, đa số nhà sử học cho rằng Jesus giáng sinh vào khoảng năm 3 hoặc năm 2 TCN. Bây giờ ta sẽ tìm xem có một thiên thể nào xuất hiện trong khoảng thời gian đó giống với mô tả của kinh Thánh (ngôi sao xuất hiện ở phương đông, xuất hiện vào một thời điểm xác định, luôn ở phía trước 3 nhà thông thái khi họ đi từ Jerusalem đến Bethlehem và dừng lại ngay trên Bethlehem, và vua Herod không hề biết sự xuất hiện của nó trước khi 3 nhà thông thái nói với ông).
Đó là một thiên thạch chăng?
Chúng ta biết rằng, thiên thạch là những khối đất đá trôi dạt trong vũ trụ. Khi chúng bay vào bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ rất lớn, chúng bị ma sát với không khí và bốc cháy, tạo nên một vệt sáng vụt ngang qua bầu trời đêm. Tuy nhiên, các thiên thể bay vụt ngang qua bầu trời theo một hướng bất kỳ (không nhất thiết là từ phương đông), và nó chỉ tồn tại trong vài giây ngắn ngủi, nên không thể là ngôi sao dẫn đường cho ba nhà thông thái tìm đến nơi Jesus giáng sinh được.
Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy

Liệu có thể là một sao chổi không?
Sao chổi là một khối băng chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo rất lớn (thường mất vài năm đến vài chục năm để hoàn thành một chu kỳ). Sao chổi đúng là mọc ở hướng đông và xuất hiện trong nhiều ngày. Tuy nhiên, thời xa xưa con người cho rằng sao chổi xuất hiện là báo hiệu điều chẳng lành, rằng sự xuất hiện của nó luôn kéo theo những thảm họa như chiến tranh, thiên tai, … Cho nên sao chổi không thể là “sứ giả” của Thượng đế để báo tin vui cho nhân loại. Điều quan trọng hơn nữa là các tài liệu thiên văn không ghi nhận sự xuất hiện của một sao chổi nào trong khoảng thời gian năm thứ 3, 2 trước Công nguyên. Một chi tiết nữa bác bỏ giả thiết về sao chổi là, nếu sao chổi xuất hiện thì vua Herod đã biết (vì ông cũng có các nhà thiên văn chuyên quan sát bầu trời hàng ngày) chứ không cần phải hỏi các nhà thông thái.



Sao chổi

Thế có phải là một ngôi sao siêu mới không?
Sao siêu mới là ngôi sao mới được hình thành từ một vụ bùng nổ. Do đó, nó xuất hiện đột ngột vào một thời điểm xác định tồn tại trong thời gian dài, có thể sáng rực rỡ và cũng mọc từ hướng đông. Tuy nhiên, các quan sát thiên văn cũng không ghi nhận một vụ nổ sao siêu mới nào trong thời gian năm 3, 2 trước Công nguyên.


Một vụ nổ sao siêu mới (supernova)

Như vậy thì ngôi sao giáng sinh còn có thể là gì nữa?
  Một chi tiết quan trọng là nhà vua Herod không hề biết đến sự xuất hiện của ngôi sao ấy cho đến khi 3 nhà thông thái nói với ông về nó. Và khi 3 nhà thông thái đã chỉ ra ngôi sao ấy, thì vua Herod cũng như tất cả mọi người trong thành Jerusalem lúc đó đều có thể nhận ra ngôi sao ấy trên bầu trời. Như vậy, có thể giả thiết rằng ngôi sao giáng sinh là một cái gì đó rất bình thường trên bầu trời đêm nên mọi người không chú ý đến, nhưng khi được chỉ ra thì người ta mới chú ý đến sự đặc biệt của nó. Vậy, có hiện tượng gì đặc biệt xảy ra trong một đêm bình thường vào khoảng năm 3 hoặc 2 trước Công nguyên không? Câu trả lời là “Có”.
Ta biết rằng, các hành tinh trong hệ Mặt trời chuyển động xung quanh Mặt trời với tốc độ khác nhau: các hành tinh càng gần Mặt trời thì chuyển động càng nhanh so với các hành tinh ở xa Mặt trời. Cho nên, từ Trái đất quan sát, ta sẽ thấy có những lúc hành tinh này vượt qua hành tinh kia. Hiện tượng này được gọi là “giao hội”, xảy ra khá phổ biến trên bầu trời đêm. Khi hai hoặc nhiều hành tinh tiến đến rất gần nhau rồi thẳng hàng với nhau, ta nhìn thấy như chúng nhập vào với nhau thành một hành tinh rất sáng. Tài liệu thiên văn ghi nhận có 9 lần giao hội xảy ra trong khoảng thời gian năm 3 đến năm 2 trước Công nguyên, trong đó, lần giao hội giữa sao Kim và sao Mộc xảy ra vào ngày 12 tháng 8 năm  thứ 3 trước Công nguyên có những đặc điểm rất giống với mô tả của kinh Thánh về ngôi sao giáng sinh. Buổi sáng ngày hôm ấy, sự giao hội giữa sao Kim và sao Mộc xảy ra tại vị trí gần với sao Regulus (là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư tử). Ta sẽ tìm hiểu kỹ sự giao hội này.
Sao Mộc và sao Regulus trong chòm sao Sư tử


Trước hết là về mặt ý nghĩa. Sao Mộc – Jupiter – được đặt theo tên của vị thần vĩ đại nhất trong thần thoại La Mã, là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời (đường kính gấp 11 lần và khối lượng gấp 300 lần Trái đất), và sao Mộc được xem là vua của các hành tinh. Sao Kim – Venus – được đặt theo tên Nữ thần sắc đẹp trong thần thoại Hy Lạp, là hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm. Sao Regulus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư tử được đặt theo chữ “regal”, nghĩa là (thuộc) đế vương, vua chúa; và sao Regulus được xem là vua của các vì sao. Do đó, sự hội ngộ của các ngôi sao này vào đúng thời điểm năm mới của người Do Thái (khoảng tháng 8, 9 Dương lịch) có thể coi là “sứ giả” báo tin tốt lành về một vị vua sắp chào đời – Jesus.
Ngày 14 tháng 9 năm 3 TCN, sao Mộc tiến đến giao hội với sao Regulus lần thứ nhất, chạy ngang qua nó, dừng lại, chạy ngược trở lại giao hội với sao Regulus lần thứ hai vào ngày 17 tháng 2 năm 2 TCN, sau đó lại dừng lại, chạy ngược trở lại và giao hội với sao Regulus lần thứ ba vào ngày 8 tháng 5 năm 2 TCN. Chuyển động như vậy được gọi là chuyển động giật lùi của các hành tinh. Nguyên nhân là do ta quan sát sao Mộc từ Trái đất, mà Trái đất thì ở quỹ đạo gần Mặt trời hơn và chuyển động nhanh hơn sao Mộc. Điều này cũng giống như khi bạn chạy xe trên đường và vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn. Ban đầu, bạn nhìn thấy chiếc xe ấy chuyển động về phía bạn, rồi dừng lại (biểu kiến) khi chiếc xe ấy ngang bằng với bạn và cuối cùng chuyển động ra xa bạn khi bạn đã vượt qua nó. Như vậy, bạn có cảm giác rằng chiếc xe ấy chuyển động giật lùi (ban đầu chạy đến bạn, dừng lại và cuối cùng chạy ra xa bạn). Như vậy, nhìn từ Trái đất, ta thấy giống như sao Mộc (vua của các hành tinh) đang “khiêu vũ” với sao Regulus (vua của các vì sao) - một biểu tượng của sự đăng quang.
Ngôi sao Giáng sinh trên bầu trời đêm


Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, sao Mộc, sao Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái đất, ta thấy ba ngôi sao này chồng chập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía Đông nếu nhìn từ Babylon (nơi 3 nhà thông thái khởi hành) và về phía Nam nếu nhìn từ Jerusalem. Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng Nam từ Jerusalem (sau khi gặp vua Herod) đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy “treo” ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Đấng cứu tinh đã giáng sinh.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, xin mời ghé thăm trang web bethlehemstar.net.

Nguyễn Đông Hải
Nguồn: http://tinmung.net/